10 cựu cầu thủ dấn thân vào chính trường

Trung vệ lừng lẫy và lừng lững một thời của Tottenham và Arsenal từng nuôi tham vọng trở thành Thị trưởng London. Vào năm 2014, anh gia nhập Đảng Bảo thủ và tuyên bố anh sẽ làm tất cả những gì có thể để tham gia tranh cử chức Thị trưởng London – nghĩa là thay cho người hiện là Thủ tướng Anh Boris Johnson – với tư cách là ứng cử viên đại diện cho Đảng Bảo thủ. Tuy nhiên, rất tiếc là Campbell đã sớm bị loại. Từ đó nhiệt huyết làm chính trị trong anh dường như cũng giảm đi đáng kể.

Sát thủ một thời của AC Milan sớm thể hiện sự quan tâm tới chính trị ngay khi còn là cầu thủ. Năm 2004, anh tự mình đứng ra kêu gọi ủng hộ cho ứng cử viên Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych. Đến năm 2012, Sheva quyết định tiến thêm một bước nữa khi gia nhập đảng Ukraine Tiến lên. Tuy nhiên, nhiệt huyết của Sheva sớm bị dội một gáo nước lạnh khi anh không thể có được một ghế trong quốc hội, và do đó quyết định trở lại với bóng đá trong vai trò HLV.

Weah quả thật là con người của những đỉnh cao chói lọi. Năm 1995, ông trở thành cầu thủ châu Phi đầu tiên và duy nhất giành Quả bóng Vàng. Năm 2017, ông trở thành cầu thủ châu Phi đầu tiên trở thành nguyên thủ quốc gia khi được bầu làm Tổng thống của Liberia. Trong lễ tuyên thệ, ông hứa sẽ dẹp bỏ nạn tham nhũng, cải tổ nền kinh tế, chống nạn mù chữ và cải thiện điều kiện sống cho dân nghèo.

Xem thêm  Kỷ lục Thái Lan và bài học cho Việt Nam

Nói AC Milan là trường đào tạo chính khách cũng không ngoa. Bên cạnh Shevchenko và Weah, trong đội ngũ cựu sao của Rossonerri tham gia chính trường còn có Kakha Kaladze. Cựu hậu vệ người Georgia làm chính trị ngay sau khi treo giày và đã đạt được những thành tựu to lớn, tiêu biểu là trở thành Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Năng lượng của Georgia. Sau đó, Kaladze lại tham gia tranh cử chức Thị trưởng Tbilisi, thành phố quê hương, và chiến thắng.

Sau khi giải nghệ, mối bận tâm lớn nhất của Romario, siêu tiền đạo người Brazil từng khoác áo Barcelona, không phải là truyền lại những kỹ năng săn bàn có một không hai. Mà là thay đổi cuộc sống của hàng triệu người trong vai trò một chính trị gia. Năm 2010, ông được bầu vào Hạ viện Brazil trong tư cách thành viên của Đảng Xã hội. Năm 2014, ông được bầu làm Thượng nghị sỹ với số phiếu cao nhất trong lịch sử Rio de Janeiro.

Năm 1995, Pele được Tổng thống Brazil lúc đó là Cardoso bổ nhiệm làm Bộ trưởng Đặc biệt của Bộ thể thao. Ông giữ chức vụ này tới năm 1998. Trong thời gian tại vị, Pele đề xuất một bộ luật đặc biệt để chống lại nạn tham nhũng trong bóng đá Brazil, còn được gọi là “Bộ luật Pele”. Tuy nhiên, tới năm 2001, chính Pele lại vướng vào một cáo buộc tham nhũng. 

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử của cả CLB Galatasaray lẫn Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia chính trị sau khi giải nghệ. Anh có một ghế trong quốc hội với tư cách là thành viên của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, sau khi một đồng chí của Sukur là Fethullah Gulen đảo chính bất thành, Tổng thống Erdogan ra lệnh bắt giam tất cả những người ủng hộ hoặc có dính líu tới Gulen, buộc Sukur phải chạy trốn sang Mỹ. 

Xem thêm  Nhận định bóng đá Numancia vs Atletico, 00h00 ngày 28/7: Khởi động nhẹ nhàng

Sau khi giải nghệ, cựu cầu thủ của Liverpool và West Ham, Titi Camara, trở về quê nhà Guinea. Sau một thời gian ngắn dẫn dắt đội tuyển quốc gia, vào năm 2009, anh trở thành cựu VĐV đầu tiên có chân trong nội các của Guinea khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng thể thao. Tuy nhiên, Camara chỉ ngồi ghế bộ trưởng được hai năm thì bị thay thế trong một đợt làm mới nội các của Tổng thống Alpha Conde. 

“Cậu bé vàng” Rivera có thể nói chính là cựu cầu thủ AC Milan đầu tiên theo nghiệp chính trị. Lần “làm quan” đầu tiên của ông là khi giữ chức phó chủ tịch của chính AC Milan sau khi giải nghệ. Sau đó, ông trở thành đại biểu quốc hội, và từng có lúc giữ vị trí trợ lý cho bộ trưởng quốc phòng. Rivera cũng là một thành viên của Nghị viện châu Âu trong giai đoạn từ 2005 tới 2009.

Thủ tướng đương nhiệm của Hungary, ông Viktor Orban, từng là cầu thủ chuyên nghiệp. Ông có hợp đồng với đội bóng quê nhà FC Felcsut, và nhờ thế xuất hiện trong game quản lý bóng đá nổi tiếng Football Manager 2006. Nhưng ông Orban được biết tới nhiều hơn với tư cách là người sáng lập học viện Ferenc Puskas Football Academy – một trong những học viện bóng đá hiện đại nhất thế giới – và cùng Sepp Blatter sáng lập giải Puskas Award.

Xem thêm  CĐV Metz xác nhận Quang Hải là tân binh