Mê tín trong làng bóng châu Phi

Trước trận lượt về CAF Confederation Cup 2021/22 giữa Orlando Pirates (Nam Phi)  và Simba FC (Tanzania), một sự việc đã gây nên làn sóng tranh cãi trên MXH. Trong buổi kiểm tra sân đấu theo thông lệ, các cầu thủ đến từ Tanzania đã tụ lại thành vòng tròn ở giữa sân. Họ đốt một tờ giấy rồi quỳ xuống lầm rầm khấn.  

LĐBĐ Nam Phi (SAFA) đã gửi đơn khiếu nại lên LĐBĐ Châu Phi (CAF) vì hành vi “cúng lễ” của đội khách. Theo SAFA, hành động này vi phạm quy định của CAF Confederation Cup. Ngay cả HLV trưởng của Simba FC là Pablo Franco Martin, người từng làm trợ lý cho Julen Lopetegui tại Real Madrid vào năm 2018, cũng không hiểu “nghi lễ” của các cầu thủ. “Ở châu Phi, họ thường làm những việc như vậy. Một người đến từ Tây Ban Nha như tôi khó mà hiểu được. Tôi sẽ không nói rằng tôi thích việc làm này. Đốt một thứ gì đó chẳng giúp ích gì cho ai cả. Đó hoàn toàn là mê tín”, Pablo chia sẻ.

Dù đã làm phép, Simba cuối cùng vẫn bị loại ở chấm luân lưu 11 mét. Vài tuần sau, Pablo Franco Martin cũng bị sa thải. Theo giới chuyên môn, vị HLV người TBN mất việc không phải vì thành tích kém thuyết phục, mà bởi những phát biểu “báng bổ” hoạt động tín ngưỡng của CLB.

Pablo gọi đó là mê tín, còn người châu Phi gọi đó là tín ngưỡng, là tâm linh hay tôn giáo. Gọi thế nào cũng được, vẫn cho thấy một thực tế ở các nền bóng đá châu Phi là sự trông đợi vào thế lực siêu nhiên sẽ tác động đến kết quả trận đấu. Đó là một thực trạng đi ngược lại quy luật vận động của bóng đá hiện tại, nơi mà khoa học can thiệp tối đa để cố gắng giành những lợi thế nhỏ nhất. Các HLV thể lực xây dựng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Các HLV tính toán sai số tới từng giây, hay từng mét vuông trên sân. Các cầu thủ bị kiểm soát từng phát ngôn trên MXH. Đấy là bóng đá châu Âu. Còn ở châu Phi, một pháp sư là đủ.

Xem thêm  Ronaldo tiêm botox cho… 'cậu nhỏ'

Hãy lấy trường hợp của nhà thuyết giáo quá cố TB Joshua (1963-2001). Trong giai đoạn 2009 tới 2013, toàn bộ nền bóng đá Nigeria tuân theo từng lời “sấm truyền” của nhà truyền giáo khét tiếng này. Hàng tuần, Joshua xuất hiện trên truyền hình để thuyết giảng các vấn đề tâm linh trước khi… dự đoán kết quả bóng đá. Tên tuổi của Joshua nổi như cồn khi ông dự đoán trúng 3 trận đấu của ĐT Nigeria tại vòng loại World Cup 2010. 

TB Joshua trở thành một “chỗ dựa tâm linh” cho cả nền bóng đá Nigeria. Các cựu danh thủ Daniel Amokachi và Joseph Yobo còn đến gặp Joshua để được điều trị chấn thương bằng phương pháp trừ tà. Joshua thậm chí còn thành lập một CLB mang tên My People, từng là bệ phóng cho không ít cầu thủ giỏi điển hình như Ogenyi Onazi. 

Tại giải vô địch châu Phi 2013, TB Joshua còn tham gia vào ĐT Nigeria trong vai trò một nhà tâm lý học. Nigeria năm đó lên ngôi vô địch CAN, còn TB Joshua được xem như thánh. Các cầu thủ sau khi ghi bàn đều chạy đến camera hét to: “Tôi yêu ông, TBJ”. Phần lớn cho rằng những buổi nói chuyện với Joshua đã giúp họ có thêm sự tự tin và động lực. Trên thực tế là Joshua đã tài trợ một khoản tiền lớn để ĐT Nigeria tham dự CAN 2013.

Mang theo một “nhà tâm linh” không phải chuyện hiếm ở các đội bóng châu Phi. Tại World Cup 2010, ĐT Algeria tới Nam Phi cùng một pháp sư. Vị này có nhiệm vụ điều hành các buổi cầu nguyện của cả đội vào ngày thứ Sáu và nếu cần, sẽ có những bài cúng hoặc làm phép xua đuổi sự xui xẻo và thu hút sự may mắn. 

Xem thêm  Lukaku đã trở lại chế độ ăn kiêng 'nghiêm ngặt' với mục tiêu giảm cân

Liên đoàn bóng đá Togo dưới thời cựu chủ tịch Gabriel Ameyi, một người cực kỳ mê tín, thường xuyên đưa thêm pháp sư vào thành phần các đội tuyển đi thi đấu quốc tế. Còn tại trận chung kết CAN 1992 giữa Bờ Biển Ngà và Ghana, có tới 10 thầy lang từ ngôi làng Akradio, làm phép phía sau Bờ Biển Ngà theo đề nghị của Bộ trưởng thể thao nước này. Bờ Biển Ngà lên ngôi vô địch sau loạt luân lưu nhưng các thầy lang lại không được chia thưởng như đã hứa. Từ đó nảy sinh ra cái gọi là lời nguyền “Akradio” khiến Bờ Biển Ngà liên tục thất bại tại CAN. 

Một báo cáo tại World Cup 2002 cho thấy ĐT Senegal đã chi tới 140.000 euro cho các hoạt động “cải thiện tâm lý” và “các vấn đề xã hội”. Thực tế đó là khoản chi trả cho các thầy lang, pháp sư song hành cùng thầy trò HLV Bruno Metsu tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tưới nước lên khung thành đối thủ

Trước trận đấu giữa Algeria và Burkina Faso tại vòng loại World Cup 2022 vào tháng 11/2021, một thành viên của đội chủ nhà cầm chai nước tiến về khung thành đội khách. Người này mở chai nước, đọc thuộc lòng một số câu trong Kinh Cô-ran rồi tưới nước vào khung thành đối thủ. Kết quả là Algeria thủ hòa 2-2 với Burkina Faso, một kết quả giúp họ giữ vững ngôi đầu bảng để tiến tiếp vào vòng trong. 

Xem thêm  Hummels bị 'cắm sừng' đau đớn

 

Mê tín trong làng bóng châu Phi

Bóng đá Nigeria từng tuân theo “sấm truyền” của nhà truyền giáo TB Joshua

Bóng đá châu Phi luôn song hành cùng với các pháp sư